XtGem Forum catalog
WAP ĐỌC TRUYỆN

Đọc Truyện Mọi Lúc Mọi Nơi.


» »
Tìm kiếm » Tệp tin (0)
Má sanh nhỏ Vi khi tôi vô lớp Một. Mặc dù trước đó má hứa hẹn một đứa em gái sẽ xinh đẹp thế nào, điệu bộ cưng yêu ra sao, nhưng ló mắt qua khe nôi, nhìn hồi lâu khuôn mặt tròn ủm, mái tóc lơ thơ vài sợi, nhất là cái mũi tẹt dí thở phập phồng, tôi thốt lên hỏi tại sao nhỏ em không dễ thương gì hết. Má vẫn mệt nên chỉ nhăn trán, còn ba khoác vai dẫn tôi ra ngoài hành lang, cười xoà: “Mai mốt em bé lớn lên sẽ rất dễ thương. Nhiều đứa nhỏ mới chào đời cũng hơi khó coi. Rồi sẽ thay đổi mau lắm”. Quả nhiên theo thời gian, mái tóc lơ thơ vài sợi trên đỉnh đầu biến thành cái đuôi dài mềm mượt vắt vẻo sau lưng. Khuôn mặt trái cam nay có chiếc cằm nhọn, hai lúm đồng xu hiện bên khoé miệng khi nhỏ cười. Chỉ có điều cái mũi vẫn vậy, chẳng thấy sống mũi đâu hết. Thay vì gọi nó bằng cái tên Hoàng Vi, tôi chỉ kêu toáng lên “Ê Mũi Tẹt” thì đang trốn nơi đâu nhỏ em cũng lò dò bò ra ngay.

Thường mọi người hay nói anh trai và em gái ít khi thân thiết với nhau. Tuy nhiên điều đó với tôi và Mũi Tẹt lại không đúng. Có lẽ một phần vì tôi được ba má giao nhiệm vụ canh chừng và bảo vệ em. Lúc tôi đọc báo nó lật trang quảng cáo ra coi hình, tôi chơi game nó cũng chầu hẫu ngồi kế bên chỉ trỏ, rất sáng ý. Thêm nữa, Mũi Tẹt không giống mấy nhỏ mít ướt đụng chút là khóc nhè hay chạy tới ba má mách lẻo. Nhìn ròm vậy thôi chứ nhỏ còn cứng cỏi hơn tôi nữa đó. Được ba sắm xe đạp, người đầu tiên tôi cho ngồi lên yên sau chính là Mũi Tẹt. Một lần tôi chở nhỏ đi học nhạc, chạy quờ quạng lọt ổ gà. Vi ngã dập mặt, máu từ mũi chảy ròng ròng. Hoảng hồn, tôi cõng em gái chạy thẳng qua trạm y tế phường. Cô y sĩ khám nói không sao cả. Chỉ có điều mũi nhỏ tẹt quá, không nhét bông gòn cầm máu vô được. Tôi phải cầm gói khăn giấy chận bên dưới mũi, một hồi lâu mới hết. Trong khi tôi rất run, Mũi Tẹt tỉnh bơ, còn khụt khịt cười với tôi nữa chứ.

Khi tôi đậu đại học thì Vi cũng đã chững chạc hẳn. Không những biểu diễn piano rất giỏi, nhỏ còn hát khá hay. Lâu lâu má tôi lại mang theo máy chụp hình, đi coi Mũi Tẹt biểu diễn. Tôi cài hình lên máy, dễ dàng tìm ra nhỏ em trong đám trẻ trên sân khấu bởi cái mũi tẹt không lẫn vô đâu. Nghe tôi vô tư bình luận, má nhéo tai tôi, nhắc khẽ: “Con đừng có nói nữa, em nó buồn. Nếu mũi cao thì bé đã xinh đẹp nổi bật nhất rồi…” Đúng lúc đó Mũi Tẹt đẩy cửa vô. Má và tôi nói lảng ngay qua chuyện khác.

Nhưng nhỏ em đã nghe được những gì má và tôi nói. Một hôm, tôi đi ngang qua phòng, thấy nhỏ đang học bài, giọng đọc nghèn nghẹt như bị cảm. Tôi nhẹ nhàng bước tới sau lưng. Nhỏ giật mình ngước lên. Tôi cũng giật mình trước “vật thể lạ” trên mũi em gái, bằng nhựa màu hồng, khá giống cây kẹp phơi quần áo. Tôi kéo nó ra khỏi mũi nhỏ: “Gì ghê vậy, bé?” Nhỏ em xụ mặt, lí nhí: “Kẹp tạo hình sống mũi thôi mà. Bé đặt mua trên mạng đó”. Tôi tính la sự ngớ ngẩn của nhỏ em. Nhưng sực nhớ nhỏ đã chịu đau thế nào, tôi im luôn, tự dưng thấy thương Mũi Tẹt quá đỗi. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi gõ vài dòng gửi nhỏ em qua email, viết rằng đừng có dại dột tin vào lời đồn bậy mà sử dụng những thứ chẳng có cơ sở khoa học. Rồi tôi nhấn mạnh: “Mũi tẹt thì sao chứ. Nó làm bé rất đặc biệt, rất dễ thương. Không phải ai cũng được thế đâu!”

Cho dù tôi không gọi Vi bằng cái nick kỳ cục nữa, thì cái mũi tẹt vẫn tiếp tục gây khó cho nhỏ em. Đi đo mắt cận, nhỏ không kiếm được đôi kính nào ưng ý vì mũi thấp, gọng kính tuột xuống hoài. Khai giảng lớp Mười, ở trường nhỏ buồn thiu, bỏ ăn cơm. Má gặng hỏi mãi nhỏ mới nói bị mấy đứa bạn “bình luận nhan sắc”, chê bai cái mũi tẹt. Ba và tôi cười xoà, nói rằng mọi người sẽ quen, sẽ nhận ra tính cách mới là quan trọng nhất. Vi chùi khô mắt, đưa ra đề nghị bất ngờ: “Mai mốt, ba má cho con đi bác sĩ thẩm mĩ nâng mũi nha.” Tôi trợn tròn mắt. Ba như sắp phản đối. Nhưng má đã gật đầu: “Để ba má suy nghĩ kỹ coi sao. Khi nào con qua 18 tuổi rồi tính!”

Nâng mũi là một phẫu thuật lớn, “sẽ tốn nhiều tiền của ba má”, Vi nói vậy. Suốt một năm, tôi để ý nhỏ em tiết kiệm hết mức. Tiền tiêu vặt nó để dành, không mua sắm hay đi coi phim nhiều như trước. Vì nhỏ học đàn rất giỏi nên có khoản học bổng do một tổ chức nghệ thuật tặng. Thỉnh thoảng nhỏ tham gia các buổi biểu diễn ở trường cũng có cát-xê. Tất cả được dồn vô cái phong bì, ngoài ghi dòng chữ nắn nót Tiền cho mũi tẹt.

Nhỏ em còn chưa đến bác sĩ thẩm mĩ thì tôi tốt nghiệp đại học. Khá may mắn, tôi tìm được học bổng học tiếp lên cao ở Singapore. Học bổng chỉ trả học phí, các khoản đi lại và ăn ở thì tôi phải tự túc. Tôi rất đắn đo. Hoặc đi học luôn thì tốn kém tiền ba má. Hoặc đi làm, dành dụm vài năm, sau đó kiếm học bổng khác vậy. Trong lúc tôi căng thẳng lựa chọn, má nói: “Cơ hội không có nhiều, con nên tranh thủ học lên. Sau đó về đi làm kiếm tiền không muộn. Ba má sẽ rút hết sổ tiết kiệm, mượn thêm họ hàng, lo cho con…” Nhỏ Vi không nói gì, chỉ lẳng lặng đặt lên bàn chiếc phong bì. Thay cho dòng chữ Tiền cho mũi tẹt, nhỏ ghi Tiền học của anh Hai. Tôi từ chối cách gì, nhỏ cũng khăng khăng: “Anh Hai không lấy là bé giận luôn đó!”

Việc học ở Singapore rất tốt. Tôi còn hy vọng rút ngắn thời gian học. Khi tôi email cho Vi, nói rằng khoản tiền đầu tiên kiếm được sẽ dành cho cái mũi tẹt, nhỏ em trả lời: “Bé nghĩ lại rồi anh Hai à. Tiền anh em mình kiếm ra để dành lo cho ba má. Mình học giỏi, làm việc tốt và được mọi người thương yêu mới là vui nhất. Mũi tẹt thì có sao chứ…”

Tôi đọc đi đọc lại mail của Vi. Thời gian trôi thiệt mau. Câu ba tôi nói hồi Vi chào đời bỗng hiện ra với ý nghĩa mới. Càng lớn, bé em của tôi càng dễ thương. Không chỉ vẻ ngoài, mà cả trong suy nghĩ của bé nữa. kỹ coi sao. Khi nào con qua 18 tuổi rồi tính!”

Nâng mũi là một phẫu thuật lớn, “sẽ tốn nhiều tiền của ba má”, Vi nói vậy. Suốt một năm, tôi để ý nhỏ em tiết kiệm hết mức. Tiền tiêu vặt nó để dành, không mua sắm hay đi coi phim nhiều như trước. Vì nhỏ học đàn rất giỏi nên có khoản học bổng do một tổ chức nghệ thuật tặng. Thỉnh thoảng nhỏ tham gia các buổi biểu diễn ở trường cũng có cát-xê. Tất cả được dồn vô cái phong bì, ngoài ghi dòng chữ nắn nót Tiền cho mũi tẹt.

Nhỏ em còn chưa đến bác sĩ thẩm mĩ thì tôi tốt nghiệp đại học. Khá may mắn, tôi tìm được học bổng học tiếp lên cao ở Singapore. Học bổng chỉ trả học phí, các khoản đi lại và ăn ở thì tôi phải tự túc. Tôi rất đắn đo. Hoặc đi học luôn thì tốn kém tiền ba má. Hoặc đi làm, dành dụm vài năm, sau đó kiếm học bổng khác vậy. Trong lúc tôi căng thẳng lựa chọn, má nói: “Cơ hội không có nhiều, con nên tranh thủ học lên. Sau đó về đi làm kiếm tiền không muộn. Ba má sẽ rút hết sổ tiết kiệm, mượn thêm họ hàng, lo cho con…” Nhỏ Vi không nói gì, chỉ lẳng lặng đặt lên bàn chiếc phong bì. Thay cho dòng chữ Tiền cho mũi tẹt, nhỏ ghi Tiền học của anh Hai. Tôi từ chối cách gì, nhỏ cũng khăng khăng: “Anh Hai không lấy là bé giận luôn đó!”

Việc học ở Singapore rất tốt. Tôi còn hy vọng rút ngắn thời gian học. Khi tôi email cho Vi, nói rằng khoản tiền đầu tiên kiếm được sẽ dành cho cái mũi tẹt, nhỏ em trả lời: “Bé nghĩ lại rồi anh Hai à. Tiền anh em mình kiếm ra để dành lo cho ba má. Mình học giỏi, làm việc tốt và được mọi người thương yêu mới là vui nhất. Mũi tẹt thì có sao chứ…”

Tôi đọc đi đọc lại mail của Vi. Thời gian trôi thiệt mau. Câu ba tôi nói hồi Vi chào đời bỗng hiện ra với ý nghĩa mới. Càng lớn, bé em của tôi càng dễ thương. Không chỉ vẻ ngoài, mà cả trong suy nghĩ của bé nữa. kỹ coi sao. Khi nào con qua 18 tuổi rồi tính!”

Nâng mũi là một phẫu thuật lớn, “sẽ tốn nhiều tiền của ba má”, Vi nói vậy. Suốt một năm, tôi để ý nhỏ em tiết kiệm hết mức. Tiền tiêu vặt nó để dành, không mua sắm hay đi coi phim nhiều như trước. Vì nhỏ học đàn rất giỏi nên có khoản học bổng do một tổ chức nghệ thuật tặng. Thỉnh thoảng nhỏ tham gia các buổi biểu diễn ở trường cũng có cát-xê. Tất cả được dồn vô cái phong bì, ngoài ghi dòng chữ nắn nót Tiền cho mũi tẹt.

Nhỏ em còn chưa đến bác sĩ thẩm mĩ thì tôi tốt nghiệp đại học. Khá may mắn, tôi tìm được học bổng học tiếp lên cao ở Singapore. Học bổng chỉ trả học phí, các khoản đi lại và ăn ở thì tôi phải tự túc. Tôi rất đắn đo. Hoặc đi học luôn thì tốn kém tiền ba má. Hoặc đi làm, dành dụm vài năm, sau đó kiếm học bổng khác vậy. Trong lúc tôi căng thẳng lựa chọn, má nói: “Cơ hội không có nhiều, con nên tranh thủ học lên. Sau đó về đi làm kiếm tiền không muộn. Ba má sẽ rút hết sổ tiết kiệm, mượn thêm họ hàng, lo cho con…” Nhỏ Vi không nói gì, chỉ lẳng lặng đặt lên bàn chiếc phong bì. Thay cho dòng chữ Tiền cho mũi tẹt, nhỏ ghi Tiền học của anh Hai. Tôi từ chối cách gì, nhỏ cũng khăng khăng: “Anh Hai không lấy là bé giận luôn đó!”

Việc học ở Singapore rất tốt. Tôi còn hy vọng rút ngắn thời gian học. Khi tôi email cho Vi, nói rằng khoản tiền đầu tiên kiếm được sẽ dành cho cái mũi tẹt, nhỏ em trả lời: “Bé nghĩ lại rồi anh Hai à. Tiền anh em mình kiếm ra để dành lo cho ba má. Mình học giỏi, làm việc tốt và được mọi người thương yêu mới là vui nhất. Mũi tẹt thì có sao chứ…”

Tôi đọc đi đọc lại mail của Vi. Thời gian trôi thiệt mau. Câu ba tôi nói hồi Vi chào đời bỗng hiện ra với ý nghĩa mới. Càng lớn, bé em của tôi càng dễ thương. Không chỉ vẻ ngoài, mà cả trong suy nghĩ của bé nữa. kỹ coi sao. Khi nào con qua 18 tuổi rồi tính!”...
↑↑ Cùng chuyên mục
» Cô dâu chạy trốn
» Thời gian để yêu
» Nụ hôn Dã Quỳ
» Đi về hướng trái tim
» Cô bé caramen của tôi
12345»
Tags:
★T-T Liên Hệ-Hỗ Trợ
GọiHotline:0166.8974.750SMS
EmailEmail:
FbFaceBook:
Hỗ TrợHỗ Trợ:
Bản Quyền ★ Văn Trung™ Copyright © 2014 VipTruyen.CF
C-STAT
U-ON