Truyện tiếu lâm cười đau bụng
Những truyện cười hay đặc sắc tổng hợp trên tienichbay.hexat.com
Còn mười năm nữa ai nuôi..
Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: – Cả hai bố con anh đều thọ. Bố anh sống đến tám mươi, còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi! Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: – Tôi bảo bố con anh sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc? Anh ta mếu máo: – Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?
Truyện cười hay tiếp theo
Phi nước đại
Em hỏi anh:
- Em: Anh ơi! Tại sao lại nói là ngựa phi nước đại?
- Anh: Thế chả nhẽ lại nói là ngựa phi nước tiểu à?
Đố nhau…
Mấy anh đố nhau. Anh thứ nhất nói:
- Càng đắp càng bé là gì?
Mọi người nghĩ mãi, rồi đành chịu. Anh này tự trả lời:
- Người ta đào ao, lấy đất đắp vào bờ bên trong. Càng đắp thì cái ao càng bé lại.
Anh thứ hai đố:
- Càng kéo càng ngắn là gì?
Mọi người cũng chịu cả. Anh ta giải thích:
- Là điếu thuốc lá. Cứ kéo một hơi là nó lại ngắn đi một chút.
Anh thứ ba hỏi:
- Thế càng vặn càng vẹo là gì?
Mọi người càng chịu, cho là anh ta chơi chữ. Anh này cười bảo:
- Đâu mà chơi chữ! Chỉ là hai người cùng giặt một cái chăn. Đến lúc vắt nước, mỗi người cầm một đầu chăn bằng hai tay thật chặt, vặn xoắn vào. Được một lúc thì cả hai đều vẹo mình đi, mỗi người về một phía.
Đến lượt anh thứ tư, anh này lửng khửng bảo:
- Càng to càng bé là gì?
Mọi người cười bò ra, phán đoán đủ kiểu. Anh ta chỉ lắc đầu, mãi sau mới nói:
- Con cua nó có hai càng. Một càng to, một càng bé.
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẽ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong long vẫn thấp thỏm.
- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."
- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
Sĩ diện…
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.”
Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết.”